Thai nhi 7 tuần tuổi đang phát triển rất nhanh chóng, đặc biệt là sự phát triển não bộ. Điều này khiến đầu của thai nhi phát triển nhanh hơn so với phần còn lại của cơ thể, dẫn đến việc phôi có trán lớn, mắt và tai tiếp tục phát triển.
Để hiểu rõ hơn về sự phát triển của thai 7 tuần, mời bạn tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi.
Sự phát triển của thai nhi 7 tuần tuổi
Thai 7 tuần tuổi như thế nào? Thai 7 tuần có kích thước bao nhiêu? Thai 7 tuần đã có tim thai chưa? Đây là những băn khoăn rất thường gặp, đặc biệt là với những phụ nữ mang thai lần đầu.
Thai nhi 7 tuần tuổi có kích thước bằng đậu Hà Lan và đã tăng gấp đôi so với tuần trước. Bây giờ phôi thai đã dài khoảng 1 cm. Đây là chiều dài đầu mông của thai 7 tuần.
Lưu ý:
Thai nhi 7 tuần tuổi phát triển như thế nào? Ở giai đoạn này, bé đang nỗ lực để thích nghi với cuộc sống bên trong tử cung. Trong tuần 7, dây rốn có chức năng liên kết bé và bạn đã được hình thành. Dây rốn sẽ cung cấp oxy, chất dinh dưỡng và xử lý chất thải của bé. Không những thế, thai 7 tuần cũng đã có tim thai, khi đi khám, bác sĩ có thể nghe thấy tim thai của bé thông qua siêu âm. Ngoài ra, phổi và đường tiêu hóa của bé vẫn đang tiếp tục phát triển.
Ghai tuần thứ 7 phát triển như thế nào? Thai 7 tuần cũng là lúc khuôn mặt bé dần hình thành với các đường nét mắt, mũi, miệng, tai và một số đặc điểm khác trên khuôn mặt. Tay, chân cũng sẽ phát triển vào cuối tuần 7 và lúc này, trông chúng hệt như những mái chèo nhỏ.
Bạn có thể xem thêm:
[embed-health-tool-due-date]
Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ khi mang thai 7 tuần
Mang thai sẽ làm cổ tử cung thay đổi khá nhiều. Trong giai đoạn thai kỳ 7 tuần, nút trám đầu tử cung có nhiệm vụ bảo vệ tử cung bằng cách mở và đóng tử cung lại sẽ phát triển. Nút trám này sẽ tồn tại cho tới khi cổ tử cung giãn nở để chuẩn bị cho quá trình sinh con.
Bầu 7 tuần bụng to chưa? Lúc này, bụng bầu 7 tuần vẫn còn được che giấu bởi xương chậu và vẫn chưa nhô lên. Nếu đã từng mang thai, bụng có thể to hơn so với lần mang thai trước và các triệu chứng mang thai cũng sẽ xuất hiện sớm hơn. Nguyên nhân là do đã mang thai 1 lần nên tử cung cũng sẽ có thể mở rộng nhanh và dễ hơn.
Tuy vậy, việc tử cung trở nên lớn hơn trong khoảng thời gian ngắn có thể khiến các triệu chứng đau lưng xuất hiện sớm hơn so với lần mang thai trước đó.
Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 7 tuần
1. Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?
Hãy hỏi bác sĩ: “Khi nào là thời điểm tốt nhất để nói với bạn bè và gia đình rằng tôi đang mang thai?”. Có rất nhiều yếu tố bạn cần suy xét khi thông báo mang thai, chẳng hạn như tình hình sức khỏe của bạn và sự phát triển của bé sẽ quyết định thời điểm bạn chia sẻ tin vui của mình tới tất cả mọi người.
2. Xét nghiệm khi mang thai 7 tuần
Giai đoạn thai nhi 7 tuần, bác sĩ sẽ kiểm tra cân nặng, huyết áp và nước tiểu, đo vòng bụng, kiểm tra vị trí của thai nhi, lắng nghe nhịp tim của bé và thực hiện các xét nghiệm cần thiết khác. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ theo dõi chặt chẽ các biến chứng có thể xảy ra trong suốt quá trình hình thành và phát triển của thai nhi để có thể can thiệp kịp thời.
3. Thai 7 tuần tuổi nên ăn gì?
- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò, rau có lá màu xanh đậm, củ dền, thịt nạc… để bổ sung sắt cho cả mẹ và bé
- Bổ sung axit folic để trẻ phát triển trí não tối ưu, ngăn ngừa dị tật ống thần kinh
- Nếu mẹ bị ốm nghén, có thể chia thành nhiều bữa, hạn chế ăn những món có mùi tanh vì sẽ khiến bạn dễ bị buồn nôn
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để tránh bị táo bón
- Ăn những thực phẩm nấu chín, hợp vệ sinh.
Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 7
1. Mẹ nên tránh sử dụng máy tính quá nhiều
Khi bạn phải làm việc với máy tính cả ngày, bạn có thể lo lắng liệu việc sử dụng máy tính trong thời gian dài có gây hại cho bạn và sinh linh bé bỏng trong bụng không? Trong nhiều năm qua, các nghiên cứu với đối tượng là phụ nữ mang thai sử dụng máy tính đã xem xét nguy cơ gây sẩy thai do các trường điện từ gây ra.
Kết quả đã chứng minh ngồi trước máy tính trong thời gian dài sẽ không làm tăng nguy cơ sẩy thai hoặc gây dị tật bẩm sinh cho bé. Nhưng tất nhiên, ngồi hàng giờ trong khi bạn đang có thai ở tuần 7 sẽ không tốt chút nào cho tuần hoàn máu. Vì thế, để giữ cho máu di chuyển đều đặn, hãy đứng dậy hoặc đi dạo đâu đó và thư giãn sau mỗi tiếng ngồi máy trước máy vi tính.
2. Mẹ mang thai 7 tuần không nên tiếp xúc với khói thuốc lá
Hãy tránh xa những nơi có khói thuốc. Việc hút thuốc lá thụ động chính là nguyên nhân gây ra biến chứng ở nhau thai, làm giảm trọng lượng và ảnh hưởng đến chỉ số IQ của bé. Các nhà khoa học vẫn chưa thể chứng minh hít phải khói thuốc có gây ra các biến chứng như trên hay không. Tuy vậy, ta biết rất rõ rằng thuốc lá vô cùng độc hại. Vậy nên tốt hơn hết, bạn hãy thật thận trọng và tránh tiếp xúc với khói thuốc lá.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về thai 7 tuần phát triển như thế nào.